TÌM HIỂU VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Tổng quan
Tăng huyết áp là một bệnh lý thường gặp trong cộng đồng và hiện tác động đến gần 1 tỷ người trên khắp thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy số người bị bệnh tăng huyết áp có thể tăng lên mức 1.5 tỷ người vào năm 2025. 9.4 triệu người chết mỗi năm, 01người trên 4 người bị tăng huyết áp, 50% không được chẩn đoán phù hợp ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, tăng huyết áp ngày càng phổ biến do: sự gia tăng dân số, lão hóa và các nguy cơ liên quan đến hành vi như chế độ ăn uống không lành mạnh, hấp thụ quá nhiều muối, lạm dụng rượu bia, ít vận động thể lực, thừa cân và thường xuyên căng thẳng trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, tăng huyết áp còn tác động không nhỏ đến gia đình, xã hội và nền kinh tế của mỗi quốc gia khi kéo theo nhiều trường hợp tử vong sớm, tàn phế, chi phí chữa trị đáng kể, mất nguồn thu nhập; gây xáo trộn đời sống của mỗi cá nhân và gia đình.
Mỗi ngày, tim bơm máu đi khắp cơ thể chúng ta thông qua hệ thống mạch máu. Sự lưu thông máu này tạo ra một áp lực lên thành mạch máu (động mạch). Áp lực này được gọi là huyết áp.
Bệnh tăng huyết áp, còn gọi là cao huyết áp hoặc tăng xông, là bệnh lý xảy ra khi huyết áp của một người liên tục duy trì ở mức cao hơn bình thường.
Trong đa phần các trường hợp, tăng huyết áp không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào và người bệnh thường không biết họ bị tăng huyết áp. Chính vì vậy, mà nhiều người gọi tăng huyết áp là “căn bệnh giết người thầm lặng”.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tăng huyết áp, tùy thuộc vào người bệnh mắc tăng huyết ápnguyên phát (primary) hay tăng huyết áp thứ phát (secondary).
Tăng huyết áp nguyên phát dùng để chỉ các trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, tăng huyết áp nguyên phát chiếm đến 95% trường hợp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa thể tăng huyết áp này với một số yếu tố nguy cơ như:
Di truyền
Hấp thụ quá nhiều muối ăn
Lạm dụng rượu bia
Thừa cân, béo phì
Ít vận động thân thể
Sự lão hóa
Hút thuốc
Căng thẳng tinh thần
Bệnh rối loạn hô hấp trong lúc ngủ
Tăng huyết áp thứ phát dùng để chỉ các trường hợp xác định được nguyên nhân chủ yếu gây nên tăng huyết áp. Trong số đó, bệnh về thận là mối nguy lớn nhất. Ngoài ra, tăng huyết áp thứ phát còn xuất hiện do khối u, biến chứng trong cơ thể, một số trường hợp mang thai và nhiều loại bệnh lý.
Bệnh thận mãn tính
Tình trạng mang thai
Một số bệnh lý
Bệnh về tuyến giáp và thượng thận
Khối u và các biến chứng khác
Nếu không được kiểm soát và chữa trị, tăng huyết áp có thể gây ra nhiều tổn hại và thậm chí chết người. Nhiều người gọi đây là “căn bệnh giết người thầm lặng” vì tăng huyết áp thường không biểu hiện triệu chứng và người bệnh không biết động mạch, tim cùng nhiều cơ quan khác trong cơ thể họ đang bị tổn thương.
Hãy luôn cẩn trọng với bệnh tăng huyết áp vì:
Huyết áp càng cao và càng lâu được chữa trị thì tổn hại bạn gánh chịu càng nghiêm trọng
Tăng huyết áp thường không có triệu chứng cho đến khi phát triển đến giai đoạn cuối
Bệnh ảnh hưởng đến cả người lớn lẫn trẻ em
Những thói quen xấu (ăn uống, lạm dụng bia rượu, hút thuốc, ít vận động thể lực) khiến bệnh chuyển biến tồi tệ hơn
Tăng huyết áp chịu tác động rõ rệt bởi các chứng bệnh phổ biến khác như đái tháo đường, tăng cholesterol
Nếu không được quan tâm và chữa trị kịp thời, tăng huyết áp sẽ dần dần đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: